Home Thuốc Quanh Ta Cây cỏ lào, tác dụng chữa bệnh của cây cỏ lào – Lưu Ý

Cây cỏ lào, tác dụng chữa bệnh của cây cỏ lào – Lưu Ý

Cây cỏ lào là gì

Cây cỏ lào còn được gọi với tên khác là cây cộng sản, bớp bớp cỏ Việt Minh, cỏ hôi, có tên khoa học là Chromolaena odorata (L.) thuộc họ cúc, thường sống ở khu vực nhiệt đới mọc phổ biến ở Châu Á, Bắc Mỹ, và Tây Phi

Mô tả dược liệu Cỏ Lào

Đặc điểm sinh thái

cây cỏ lào thường mọc thành bụi lá có mùi hôi, lá có lông nhiều hoa có màu trắng cây thường mọc có chiều cao khoảng 1 đến 2 met tùy từng bụi lớn nhỏ, thân mảnh bọng bên trong xốp bễ rất dễ gẫy, mép lá có răng cưu chiều dài lá khoảng 1 đến 2cm.

Cây thường mọc hoang ở dọc các kênh vực bồ suối hoặc ở các hàng rào đất bị bỏ hoang lâu ngày.

Bộ phận sử dụng dược liệu

Cây cỏ lào được sử dụng toàn bộ nhưng dược liệu nằm ở lá và hoa nhiều nhất, cỏ lào có thể thu hái quanh năm thường cây sẽ mọc cây con vào mùa mưa và chết vào mùa nắng nóng, cây sử dụng tươi là tốt nhất vì có tinh dầu.

Phân bố

Cây thường mọc ở các bụi rào hay những mãnh đất bỏ hoang lâu canh tác, phân bố đều ở Việt Nam từ nam ra bắc, cây dễ trồng chỉ cần cấm 1 cành cây vào đất sẽ mọc lên thành 1 cây con.

Thành phần hóa học

Toàn thân Cỏ Lào có chứa:

  • Tinh dầu
  • Tanin
  • Alcaloid
  • 0.5% Phosphor
  • 2,65% Đạm
  • 2,48% Kalium

Công dụng của cây Cỏ Lào

  • Tác dụng cầm máu, sát trùng vết thương
  • Tác dụng kháng viêm vết thương ngoài da
  • Tác dụng điều trị lỵ, tiêu chảy
  • Tác dụng hỗ trợ điều trị viêm dạ dày
  • Tác dụng hỗ trợ điều trị viêm đại tràng

Một số bài thuốc điều trị bệnh bằng cây Cỏ Lào

Điều trị viêm nhiễm đường ruột, tiêu chảy

Sử dụng 150 g lá Cỏ Lào tươi (lá khô 50 g), hãm nước sôi dùng uống hàng ngày.

Điều trị viêm dạ dày

Kết hợp: Lá khôi, dạ cẩm, tam thất nam, cỏ lào sắc uống với tỷ lệ như sau:

Lá khôi 30g, cỏ lào 20g, dạ cẩm 20g, tam thất nam 5g sắc nước uống hàng ngày. Cách dùng trên là kinh nghiệm quý báu của đồng bào các dân tộc vùng cao Tây Bắc.

Bài thuốc cải thiện đau nhức xương khớp

Sử dụng 8 g Cỏ Lào tươi, 12 g Dây đau xương, sao vàng, sắc lấy nước trong ngày.

Bài thuốc chữa viêm loét dạ dày

Sử dụng 20 g Cỏ Lào, 30 g lá Khôi, 20 g Dạ cảm, 5 g Tam thất nam, sắc láy nước uống hàng ngày.

Điều trị vết thương ngoài da

Dùng 1 nắm lá cỏ là tươi giã nát đắp vào vết thương. Mỗi ngày làm 1 lần, duy trì làm khoảng 3-4 lần sẽ giúp vết thương rất chóng lành và hạn chế viêm nhiễm.

Một số lưu ý khi dùng cây Cỏ Lào

Cỏ lào có tính độc nên sử dụng liều lượng cho đúng và hợp lý, cỏ lào thường dùng để cầm máu ngoài da, nên khi sử dụng phải hỏi ý kiến của thầy thuốc các bạn không nên tự ý sử dụng bừa bãi nhé

BÌNH LUẬN VỚI CHÚNG TÔI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *