Home Thuốc Quanh Ta Ngải cứu có tác dụng gì? công dụng và các bài thuốc chữa bệnh hay

Ngải cứu có tác dụng gì? công dụng và các bài thuốc chữa bệnh hay

Ngãi cứu được trồng khắp mọi nơi, có tác dụng kháng khuẩn chống viêm, rối loạn kinh nguyệt, đau thần kinh tọa, xương khớp, viêm họng, cảm cúm, được dùng làm thuốc chữa bệnh trong đông y, là món ăn giàu dinh dưỡng trong bữa cơm gia đình. Sau đây là một số công dụng cây ngải cứu mà bạn nên biết.

Cây ngải cứu là gì

Ngải cứu là cây cỏ sống lâu năm, thuộc họ cúc, tên khoa học là Artemisia vulgaris L, nhiều nơi còn có tên gọi khác là cây ngải tía, thuốc cứu, cây có chiều cao tối đa là 0.5 mét, lá mọc so le, có răng cưa hình lông chim, mặt trên lá màu xanh sẫm, mặt dưới màu trắng xám, có lông, lá có mùi hắc.

Hoa ngãi cứu có màu vàng lục nhạt, mọc thành chùm ở đầu cành. Thông thường ngãi cứu sẽ được phơi khô để bảo quản và sử dụng làm thuốc trị bệnh, lá ngãi cứu phơi khô được gọi là ngãi điệp, nghiền nhỏ thành bột gọi là ngãi nhung, dùng làm mồi cứu để kích thích huyệt trong châm cứu. Ngãi cứu ở dạng tươi hay khô đều có công dụng trị bệnh giống nhau

Thành phần hóa học của ngải cứu

Cây ngãi cứu có chứa rất nhiều tinh dầu, thành phần chủ yếu là cineol, dehydro matricaria este, tetradecatrilin, tricosanol, arachyl alcol, adenin, cholin

Ngải cứu có tác dụng gì

Ngải cứu có tính ôn, hơi cay, dùng điều trị đau bụng kinh, kinh nguyệt không đều, động thai thổ huyết tốt cho thai phụ

Tác dụng cầm máu

Dùng 1 nắm lá ngãi cứu tươi giã nát cho thêm ít muối, đắp trực tiếp vào vết thương giúp sát khuẩn cầm máu nhanh, giảm đau nhứt rất tốt

Tác dụng kháng khuẩn

Theo khoa học hiện đại nước thuốc sắc từ ngải cứu có khả năng ức chế song cầu khuẩn, các vi khuẩn thương hàn, thổ tả, bach hầu, tụ cầu vàng, và một số vi khuẩn nấm thường gặp

Dùng 1 nắm lá ngãi cứu khô đem đốt, rồi xông khói khắp nhà, khói của ngải cứu có tác dụng ức chế virus cúm, virus quai bị, virus Herpes, Adenovirus, Rhinovirus nên xông nhà bằng khói ngãi cứu 1 tuần 1 lần để tốt cho sức khỏe

Tác dụng giảm ho

Tinh dầu ngải cứu có tác dụng giảm ho nhanh

Nếu có tinh dầu ngãi cứu có thể uống trực tiếp tinh dầu các triệu chứng ho giảm rất nhanh

Tác dụng hóa đờm

Tinh dầu ngãi cứu có tác dụng hóa đờm, tác động trực tiếp lên phế quản và kích thích xuất tiết hô hấp, y học đã ứng dụng thành công dùng tinh dầu ngãi cứu chích lên ổ bụng thỏ và chuột bạch nhận thấy đều hóa đờm

Tác dụng co bóp tử cung

ứng dụng tiêm ngãi cứu hoặc cho heo uống ngãi cứu nhận thấy tử cung co bóp mạnh

Tác dụng hạ cơn suyễn

Trong tinh dầu ngãi cứu có tác dụng kháng histamine và acetylcholine – các chất hóa học gây co thắt khí, phế quản

Tác dụng an thần

Sử dụng tinh dầu ngãi cứu để xông hoặc ngửi có tác dụng an thần kích thích thần kinh giúp điều trị mất ngủ

Một số tác dụng khác

Tinh dầu ngãi điệp giúp giảm ngứa, tiêu viêm, trị dị ứng

Độc tính của thuốc

Cây có công dụng trị rất nhiều bệnh tuy nhiên nghiên cứu cho thấy nếu dùng quá liều sẽ gây tác dụng phụ không tốt sức khỏe, y học đã chứng minh thụt dạ dày và chích dầu ngải diệp vào ổ bụng chuột nhắt, phun sương 23g 2 lần trong liên tục 30 ngày có thể gây viêm phổi kẽ ở thỏ.

Tác dụng phụ của ngải cứu

lạm dụng Ngãi cứu quá mức có thể gây ngộ độc, ra máu tử cung và sảy thai.

Độc tính của ngải cứu khi dùng quá liều làm cho thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức chân tay run, co giật, dẫn đến toàn thân co giật, sau vài lần có thể dẫn đến kinh quyết (co cứng), nói sàm, thậm chí tê liệt

Ngải cứu chữa bệnh gì

Ngãi cứu giúp điều hòa kinh nguyệt

Nếu kinh nguyệt không đều mỗi khi đến kì kinh bạn dùng 1 nắm lá ngãi cứu nấu với 3 chén nước sắc lại còn 2 chén chia ra 2 lần uống trong ngày, sau 2 ngày uống bạn sẽ thấy người khỏe, kinh huyệt đều và đỏ hơn.

Ngãi cứu giúp an thai

Đang mang thai nếu bạn không may bị động thai, đau bụng hoặc ra máu bạn dùng 16gr lá ngải cứu, 16gr lá tía tô, sắc cùng với 600ml nước, sắc còn 100ml, chia làm 3-4 lần uống/ngày, các triệu chứng đau sẽ thuyên giảm, giúp dưỡng thai ổn định

Sơ cứu vết thương bằng ngãi cứu

khi bị thương chảy máu, bạn dùng 1 nắm ngãi cứu tươi rửa sạch giã nát thêm ít muối đắp trực tiếp lên vết thương sẽ giúp cầm máu, giảm đau

Ngãi cứu trị mụn, mẩn ngứa

Dùng 1 nắm ngãi cứu tươi rửa sạch giả nát đắp lên vùng da bị mụn, ngãi cứu giúp sát khuẩn nên sẽ hết mụn và thâm.

Đối với trẻ em bị rôm sảy thì dùng nước lá ngãi cứu tắm sẽ khỏi

Ngãi cứu chữa đau thần kinh tọa, đau nhức xương khớp, hoa mắt chóng mặt

Dùng 1 nắm lá ngãi cứu tươi rửa sạch giả nát, chắt lấy nước cho thêm 2 muỗng mật ong uống ngày 2 lần sáng và trưa, liên tục trong 2 tuần để đạt hiệu quả tốt nhất

Ngãi cứu giúp lưu thông máu não

Dùng 1 nắm lá ngãi cứu thái nhỏ, chiên với trứng để ăn với cơm vừa là món ăn ngon lạ miệng nhưng có công dụng giúp lưu thông máu não tuyệt vời

Ngãi cứu trị suy nhược cơ thể, kén ăn

Đối với người bị suy nhược cơ thể, kén ăn dùng 250g ngải cứu tươi chưng với 2 quả lê, 20g câu kỷ tử, 10g đinh quy, 1 con gà ác hầm với 500ml nước, hầm đến khi còn 250ml là được. Chia làm 5 phần, ăn cả ngày, dùng liên tục 1-2 tuần sẽ thấy cơ thể khỏe mạnh, ăn ngon ngủ ngon

Ngải cứu trị cảm cúm, ho, đau cổ họng, đau đầu, đau dây thần kinh

Cách 1: dùng 1 nắm lá ngải cứu tươi khô đều được kết hợp với lá khuynh diệp, lá bưởi hoặc chanh đun sôi hỗn hợp với 2 lít nước trong vòng 20 phút, sau đó xông toàn cơ thể 15 phút, cho mồ hôi toát ra thật nhiêu rồi lau người bằng khăn sạch.

Cách 2: Nấu lá ngải cứu với 100g lá tía tô, 100g tần dầy lá , 50g lá sả trong 1 lít nước nấu đến khi sắc lại còn 3 chén nước, chia ra 3 lần uống trong ngày, dùng liên tục 3-5 ngày để đạt hiệu quả cao nhất

Ngoài công dụng trị bệnh ngãi cứu còn được dùng để dưỡng da, giúp da trắng mịn, hết mụn sạch thâm, da dẻ hồng hào, thỉnh thoảng bổ sung món ăn cùng ngãi cứu vào thực đơn bữa ăn giúp cơ thể khỏe mạnh, đào thải độc tố

Những lưu ý trước khi sử dụng ngải cứu (ngải diệp)

Đối với phụ nữ mang trên phụ nữ mang thai ở tháng cuối cùng của thai kì không nên sử dụng ngãi cứu vì kích thích co bóp cổ tử cung dẫn đến sinh non

Ngãi cứu có thể gây rối loạn chức năng gan, không thải độc tố ra ngoài được nêm những người bị viêm gan, vàng da không nên dùng ngãi cứu để tramhs tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn

Ngãi cứu có nhiều công dụng chữa bệnh tuy nhiên nếu lạm dụng ngãi cứu sẽ bị ngộ độc

Các bệnh nhân bị xơ vữa động mạch, suy thận, không nên sử dụng cây ngải cứu, đặc biệt là món trứng rán ngải cứu vì sẽ làm tình trạng bệnh nặng hơn

Trên đây là tất cả những thông tin về cây ngãi cứu, hy vọng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những công dụng chữa bệnh của cây ngải cứu, cũng như cách để sử dụng ngãi cứu trị bệnh hiểu quả

BÌNH LUẬN VỚI CHÚNG TÔI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *