Home Thuốc Quanh Ta Dược Liệu Trời Ban Bí Mật Chữa Trị Từ Trái Sung Và Các Tác Dụng Phụ Nên Đề Phòng

Dược Liệu Trời Ban Bí Mật Chữa Trị Từ Trái Sung Và Các Tác Dụng Phụ Nên Đề Phòng

Cây sung là loại cây mọc hoang và sau đó được trồng rất nhiều ở Việt Nam. Cả lá và quả sung từ trước đến nay đều được sử dụng như một loại gia vị, và làm thuốc. Tuy nhiên tác dụng của quả sung thì có lẽ còn ít người biết đến, những gì chúng ta biết về sung và trái sung hiện nay hầu hết là do những kinh nghiệm thực tế được truyền lại.

lợi ích từ trái sung
lợi ích từ trái sung

Cây sung có tên khoa học là Ficus Glomerata Roxb. var. chinagonga (Mig.) là loại cây thân gỗ lớ, mọc nhanh, thuộc họ dâu tằm. Cây sung thường mọc hoang ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới tại những nơi đất ẩm như ven bờ sống, suối, ao hồ…

Thành phần của trái sung rất giàu các loại vitamin như: vitamin A, B1, B2, canxi, sắt, phốt pho, mangan, natri, kali và clo. Các nghiên cứu gần đây còn cho thấy những dưỡng chất có trong 100g trái sung: 1g protein, 0.4 gram chất béo, 0.05 miligram carotene, 3.1 gram khoáng toàn phần và 12.6 gram đường ngoài ra còn có các nguyên tố khác như: 49 miligram canxi, 0.4 miligram sắt, các dẫn xuất protein khoảng 12.3 gram. Với những thành phần vô cùng tuyệt vời như thế, thì tác dụng của quả sung đối với sức khoẻ của chúng ta là điều không thể phủ nhận.

Mặt khác, theo Đông y, quả sung có vị ngọt, tính bình, có tác dụng tăng cường tiêu hóa, làm sạch ruột, giải độc, có thể sử dụng để hỗ trợ chữa viêm ruột, kết lị, táo bón, trĩ, hay một số triệu chứng do nóng trong như đau họng, mụn nhọt, mẩn ngứa… Lá sung theo Đông y cũng có thể giải độc, hỗ trợ chữa trị sưng thũng, lở loét ngoài da.

Theo kinh nghiệm truyền lại trong nhân dân ta, lá sung non và quả sung dùng để ăn, đặc biệt là ăn kèm với các món nem. Nhựa sung được coi là một vị thuốc quý chữa nhức đầu và một số bệnh ngoài da.
Gần đây, với sự phát triển của khoa học công nghệ, người ta đã tìm thấy nhiều hơn những tác dụng của quả sung. Và trong bài viết này, chúng tôi sẽ gởi đến các bạn những tác dụng của quả sung đối với sức khoẻ để các bạn tham khảo.

lợi ích từ trái sung
lợi ích từ trái sung

Quả sung có tác dụng ngăn ngừa ung thư
Trong Y học cổ truyển, người ta thu nhựa sung làm thuốc bằng cách băm thân cây và hứng lấy nhựa.
Y học ngày nay cũng đã có nhiều nghiên cứu về nhựa sung, và điều kỳ diệu đó là nhựa sung có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư như ung thư ở các mô liên kết, chứng ung thư vú tự phát ở phụ nữ, các chứng sarcoma hạch ở bạch huyết, không chỉ vậy, nhựa sung còn có thể làm chậm quá trình di căn, phát triển của tế bào ung thư.
Sung là loại quả rất giàu pectin, một loại chất xơ hòa tan, chất này có tác dụng rất tích cực đối với hệ tiêu hóa, loại bỏ các cholesterol ra khỏi cơ thể, kích hoạt loại bỏ các gốc tự do và các chất độc hại gây ung thư, đặc biệt là các chất này tích tự trong ruột kết, đồng thời nó còn tăng quá trình lưu thông, và khả năng hoạt động của đường ruột.
Nên việc ăn quả, lá sung thường xuyên sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các chứng ung thư vùng bụng, đặc biệt là chứng ung thư ruột kết.
Không chỉ vậy, lượng pectin trong quả sung còn có tác dụng cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ, chống lại các chất ô-xi-hóa và các gốc tự do của chúng, nên nó có khả năng chống lại khả năng hình thành các tế bào ung thư vú, thường xuất hiện ở phụ nữ giai đoạn tiền mãn kinh.

lợi ích từ trái sung
lợi ích từ trái sung

Ngăn ngừa tăng huyết áp là một trong những tác dụng của quả sung
Sung rất giàu kali, đây là khoáng chất có tác dụng điều hòa huyết áp, đặc biệt với những người mắc các chứng huyết áp cao, ngăn ngừa nguy cơ tăng huyết áp và các chứng tai biến do huyết áp tăng đột ngột. Trong cuộc sống hàng ngày, do sử dụng và hấp thu natri vào cơ thể chủ yếu dưới dạng muối ăn khiến lượng natri trong cơ thể bị giảm, việc ăn trái sung sẽ giúp bù đắp lượng kali bị hao hụt này, ổn định huyết áp. Và đây là một tác dụng của quả sung được người dân ta rất hay áp dụng đấy bạn của tôi.
Sử dụng quả và lá sung có tác dụng tốt cho tim mạch
Trong thành phần, sung rất giàu các chất như: phenol, omega-3, omega-6 … là những a-xít béo có tác dụng giảm nguy cơ mắc các bệnh mạch vành.
Các chất trong lá sung có tác động mạnh mẽ tới các chất béo trung tính (loại chất béo gây ra các bệnh về tim) có trong cơ thể.
Nên việc thường xuyên sử dụng lá và quả sung có tác dụng rất tốt cho sức khỏe tim mạch của bạn, hỗ trợ ngăn chặn các chứng bệnh và biến chứng liên quan tới tim mạch.

Tác dụng hỗ trợ điều trị tiểu đường của quả sung
Lượng kali dồi dào có trong quả sung có thể giúp bệnh nhân mắc chứng tiểu đường có thể điều chỉnh được lượng đường hấp thụ vào cơ thể, giảm lượng đường hấp thụ trực tiếp vào máu, ổn định đường huyết. Hơn nữa, lượng pectin trong quả sung có thể thúc đẩy khả năng kiếm soát bệnh tiểu đường của cơ thể.

Quả sung giúp xương chắc khoẻ
Một trong các tác dụng của quả sung là giúp xương chắc khoẻ. Vì trong thành phần quả sung rất giàu canxi và phốt-pho, 2 thành phần rất quan trọng cho sự phát triển của xương, và giảm nguy cơ mắc chứng loãng xương.
Phốt-pho là khoáng chất cực kỳ quan trọng thúc đẩy quá trình hình thành và tái sinh xương khi xương gặp những tổn thương hay suy thoái do vấn đề tuổi tác, tuy nhiên không phải thực phẩm nào cũng có trong thành phần loại dưỡng chất quan trọng này.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt có lợi, mọi người khi ăn loại quả này nếu không rõ hết bản chất của nó lại có thể gây ra những tác dụng phụ không như mong muốn.

Bài viết này sẽ giúp các bạn có thể biết được mặt lợi và hại của trái sung để có thể sử dụng loại quả này một cách hiệu quả nhất.
Tác dụng từ quả sung:

Ngăn ngừa táo bón
Cứ trong 3gam sung thì có tới 5 gam chất xơ và prebiotic, có tác dụng kích thích nhu động ruột, tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Do đó trái sung giúp các chức năng của ruột khỏe mạnh và ngăn ngừa táo bón.

Giảm trọng lượng cơ thể
Trong trái sung có chứa một lượng chất xơ khá lớn rất tốt cho cơ thể của chúng ta. Đồng thời, các chất xơ trong quả sung còn giúp giảm trọng lượng và nó là loại quả thường được khuyến khích cho những người béo phì.

Tăng cường và phát triển xương
Trong quả sung chứa nhiều kali, mangan và canxi, những khoáng chất ảnh hưởng tốt đến mật độ xương. Kali có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu. Những canxi này sẽ giúp củng cố hệ xương phát triển vùn vụt.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa, bạn có thể bổ sung canxi từ trái sung.

Hạ cholesterol
Những quả sung có chứa Pectin ,một chất xơ hòa tan. Khi chất xơ này đi qua hệ tiêu hóa giúp hạ cholesterol trong máu.
Ngăn ngừa ung thư và bệnh tiểu đường
Kết quả nghiên cứu từ Đại học bang Colorado (Mỹ) cho thấy các dưỡng chất dồi dào chứa trong quả sung như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết.
Do đó, nên thêm quả sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày (có thể uống nước sắc từ lá sung) để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Tác dụng phụ của quả sung cần chú ý trước khi sử dụng:

Gây hại cho máu
Sung chín có tính nóng, có thể gây xuất huyết. Ăn nhiều sung có thể gây xuất huyết võng mạc, trực tràng hoặc chảy máu nhẹ ở âm đạo. Đồng thời, ăn sung còn gây thiếu máu. Trong trường hợp bị xuất huyết trực tràng hoặc âm đạo, nên dừng ăn sung cho đến khi ngừng chảy máu.

Giảm đường huyết
Ăn sung làm giảm lượng đường trong máu, có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường. Tuy nhiên với những người có lượng đường huyết thấp thì ăn nhiều sung rất có hại. Chính vì vậy, nếu cơ thể bạn có lượng đường huyết thấp, nên tránh ăn sung.

Các Oxalate có hại
Trong sung chứa rất nhiều oxalate, có thể gây hại cho những người bị thận hoặc túi mật. Ăn nhiều sung có thể làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Đồng thời, sung cũng có thể ảnh hưởng đến lá lách – bộ phận trong cơ thể phụ trách sản xuất tế bào bạch cầu.

BÌNH LUẬN VỚI CHÚNG TÔI

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *